TỈNH KHÁNH HÒA - KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN
Hoan Realtor | 03/06/2023
Rồi đây sắp tới vào năm 2030 tỉnh Khánh Hòa sẽ đạt được thành tựu về kinh tế - xã hội sau:
- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8,3%/năm.
- GRDP bình quân trên đầu người là 189 triệu.
- Tỷ lệ đô thị hóa 70%.
- Tổng lượt khách du lịch 13,8 triệu.
Đó chính là mục tiêu về kinh tế mà NGHỊ QUYẾT 09 của Bộ Chính Trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm: Xây dựng và phát triển Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,...trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chỉnh ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu cực duyên hải Nam trung Bộ là nhịm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa và cả nước.
LỘ TRÌNH TƯƠNG LAI
"Khánh hòa sẽ là trung tâm kết nối vùng cửa ngõ chính ra biển Đông của khu vực tây nguyên và duyên hải Trung Bộ"
- 2021 - 2030: Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp, hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh bền vững với một số đô thị đẳng cấp quốc tế.
- 2050: Khánh hòa sẽ là trung tâm kinh tế biển lớn nhất cả nước, đô thị thông minh, thân thiện ngang tầm Châu Á.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
(2021-2030)
1. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GRDP là 8,3%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 189 triệu; tỷ lệ đô thị hóa 70% và có tổng lượng khách du lịch 13,8 triệu lượt trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế và 6,8 triệu lượt khách nội địa.
2. Về xã hội: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; cơ cấu lao động: nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 18-19%, công nghiệp xây dựng 30 - 31% và dịch vụ là 50 - 51%
3. Về hạ tầng:
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đối với đô thị loại I trực thuộc trung ương.
- Phát triển hệ thống cảng biển Khánh Hòa là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I, tạo tiền đề để khu bến Vân Phong phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế; có bến cảng tổng hợp, container, bến cảng khách quốc tế.
VÙNG ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN
- Khu vực vịnh Vân Phong: trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại, địa bàn động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Phát triển khu Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; định hướng lâu dài phát triển khu phi thuế quan và cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện. Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ,...cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.
- Thành phố Nha Trang: phát triển Nha Trang sẽ là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và y tế của tỉnh Khánh Hòa; trung tâm kinh tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, TP. Nha Trang là trung tâm du lịch thương mại – tài chính dịch vụ hàng hải của vùng Nam Trung Bộ và cả nước; có vai trò và vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển. Đến năm 2030, dự báo TP. Nha Trang có quy mô dân số khoảng 640.000 người; còn đến 2040 đạt khoảng 780.000 người.
>>> Nha Trang sẽ là thành phố thương mại tài chính với 14 phân khu đô thị vào năm 2040
- Khu vực Vịnh Cam Ranh: Thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - Logistics, huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
HÀNH LANG KINH TẾ
Các hành lang kinh tế như một chiếc "Cầu Vồng" kết nối liên thông trong và ngoài tỉnh tạo động lực cho Khánh Hòa phát triển các ngành nghề như: dịch vụ du lịch, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; phát triển công nghiệp hóa; hình thành các khu đô thị mới; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; kết nối giao thương kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước một cách nhanh chóng và thuận tiện.
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
Đến năm 2030, Khánh Hòa có 02 đô thị loại I (thành phố Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm), 01 đô thị loại II (thành phố Cam Ranh), 01 đô thị loại III, 02 đô thị loại IV và các đô thị loại V.
Phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, khu nông nghiệp tập trung
a) Khu kinh tế
- phát triển khu kinh tế Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại. Tổ chức không gian khu kinh tế thành 02 khu vực: Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong.
- Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Xây dựng bến cảng đón tàu chở khách du lịch và du thuyền hạng sang. Phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng biển. Định hướng lâu dài phát triển cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện.
- Nam Vân Phong: trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển. Phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics tại Nam Vân Phong để phục vụ cho cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ.
>>> 19 phân khu kinh tế tại Vân Phong
b) Khu công nghiệp: quy hoạch hệ thông các khu, cụm công nghiệp hợp lý về không gian lãnh thổ, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung:
- Phát triển vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao tại Diên Khánh và Ninh Hòa; vùng sản xuất cây ăn quả tại Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; vùng trồng mía tại Ninh Hòa; vùng trồng điều tại các huyện vùng phía tây của tỉnh. Vùng chăn nuôi tại các huyện DIên Khánh, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa.
- Giảm dần diện tích nuôi biển gần bờ, đặc biệt là các khu vực phát triển du lịch, tăng nhanh phát triển diện tích nuôi biển xa bờ. Xây dựng, nhân rộng các vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGap, hữu cơ.